Bí quyết tạo góc làm việc trong nhà hẹp
Bí quyết tạo góc làm việc trong nhà hẹp
Dù nhà chật đến đâu bạn cũng nên dành riêng một góc nhỏ thật “chuyên nghiệp” dành cho việc học tập và làm việc của mình.
Không gian làm việc ở những căn nhà có diện tích nhỏ cũng không cần cầu kỳ và dành cả một căn phòng riêng biệt dành cho nó. Bạn chỉ cần khéo léo sắp xếp và bố trí linh hoạt các khu vực chức năng trong cùng một phòng là bạn đã có “đáp án” hiệu quả cho bài toán cải thiện bất cứ không gian nào tiện lợi cho góc làm việc của bạn.
1. Phòng khách
Nếu bạn thích làm việc ở phòng khách, hoặc trong tổng thể căn nhà, phòng khách là căn phòng “rộng rãi” nhất thì bạn nên dành một góc nhỏ cho không gian làm việc. Phòng khách nhà bạn vẫn đủ cho bộ sofa, bàn trà và khu vực lưu trữ. Với diện tích nhỏ, bạn nên sử dụng tủ và kệ kê sát tường để tăng không gian lưu trữ cho căn phòng. Góc làm việc của bạn cũng nên đặt sát tường và cố gắng “tối giản” để căn phòng tiếp khách không vì thế mà trở nên rườm rà và bừa bộn.
Một phương án khác cho góc làm việc trong phòng khách, bạn có thể đặt chiếc bàn kính dài phía sau ghế sofa, thêm một chiếc ghế đồng màu với bàn là bạn đã có bộ khung cho góc làm việc tại gia của mình. Với kiểu bài trí này, bạn cố gắng sắp xếp đồ đạc trên bàn gọn gàng để khu vực này luôn thoáng đãng và sạch sẽ.
Đối với phòng khách, khi sử dụng các chức năng mở rộng như thêm một góc làm việc, bạn nên tăng các không gian lưu trữ trên tường để nới rộng diện tích sàn. Nếu bạn thường xuyên làm việc ở nhà, bạn hãy trang trí với những màu sắc và vật dụng đáng yêu để góc học tập của bạn luôn mới lạ và vui tươi.
2. Phòng ngủ
Ngồi lặng lẽ làm việc hàng giờ bên cạnh những người thân yêu trong gia đình đang say trong giấy nồng cũng là một ý tưởng thú vị dành cho góc làm việc của bạn. Với nhà chật hẹp thì phòng ngủ càng trở thành một “địa điểm” tuyệt vời cho một góc làm việc. Chia sẻ phòng ngủ thành hai không gian chức năng: nghỉ ngơi và làm việc vẫn trở nên hài hòa và hợp lý.
Một chiếc bàn dài và chiếc ghế thanh mảnh không chiếm quá nhiều diện tích của căn phòng nghỉ ngơi sẽ là giúp không gian trở nên gọn gàng hơn.
3. Phòng bếp
Hãy nhìn tổng quát căn bếp nhà bạn và chọn một góc đẹp cho nơi làm việc của mình. Tuy giới hạn về diện tích nhưng với cách sắp xếp hợp lý, bạn vẫn có thể sở hữu một góc làm việc thoải mái và dễ chịu trong gian nấu nướng của nhà mình. Cũng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần thu dọn một góc bàn bếp gần cửa sổ và kéo chiếc ghế của quầy bar là bạn đã có một nơi làm việc lý tưởng bên cửa sổ.
Nếu nhà bếp không có chỗ cho một góc làm việc cố định, bạn có thể tận dụng đồ dùng trong bếp để phục vụ cho công việc của bạn một cách linh hoạt. Ví dụ, bạn có thể tận dụng các ngăn kệ của quầy bar trong bếp làm giá sách và chiếc bàn ăn xinh xắn làm bàn làm việc. Khi công việc xong xuôi, bạn có thể dọn dẹp cho căn bếp gọn gàng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình.
4. Không gian bên cửa sổ
Nếu nhà bạn có những ô cửa sổ rộng thì không có lý do gì để bạn từ chối bài trí một góc học tập hoặc làm việc bên cạnh. Một chiếc bàn dài dọc theo khung cửa sẽ phù hợp để bạn làm việc và thêm những giây phút thoải mái thả hồn ra không gian thiên nhiên lãng mạn bên ngoài.
Khi đặt bàn làm việc bên cạnh cửa sổ, bạn nên lưu ý đến ánh sáng và chiều cao của bàn làm việc. Để điều chỉnh ánh sáng phù hợp và trang trí cho khung cửa sổ thêm sinh động, bạn nên treo rèm cửa và đặt thêm một vài chậu cây nho nhỏ… Bên cạnh đó, nên chọn bàn cao không quá bậu cửa sổ để đảm bảo một góc độ tốt khi làm việc.
Tùy thuộc vào hình dạng của căn phòng để bạn có thể tùy chỉnh bàn làm việc phù hợp với góc tường và không gian bên cửa sổ. Hãy sử dụng triệt để các kệ tủ, bàn để góc làm việc của bạn gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Hotline/ Zalo/ Viber: 0918 976 522
Skype: anhana78
BNP Co.,Ltd
258/7 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
258/7 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Facebook: congtymayvanphongBNP
Nhận xét
Đăng nhận xét